Skip to main content

Yêu cầu phần mềm

Enrollment in this course is by invitation only

VỀ MÔN HỌC NÀY!

Xin chào tất cả các bạn !

Các bạn thân mến, các bạn đang bắt đầu với môn học Yêu cầu phần mềm, môn học thuộc chứng chỉ CC4 - Kỹ nghệ phần mềm, chương trình học tại Funix. Mục tiêu của môn học là giúp cho học viên hiểu được tầm quan trọng của việc làm yêu cầu trong chu trình phát triển phần mềm, biết được các bước, các công việc cần làm để ra được các yêu cầu tốt, các tài liệu thiết kế chức năng và cách làm việc với các bên liên quan như khách hàng và đội phát triển. Học viên cần phải có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói riêng, biết về quy trình làm phần mềm để có thể phối hợp với các bên. Môn học là những câu chuyện chia sẻ trực tiếp với các bạn từ các chuyên gia trong lĩnh vực yêu cầu phần mềm.

Chúc các bạn học tốt!


ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

  • Những người có mong muốn học lấy bằng ĐH, hoàn thành xong chứng chỉ CC4 có thể trở thành lập trình viên, kỹ sư phần mềm
  • Những người muốn bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng về yêu cầu phần mềm, hướng tới vị trí công việc Quản trị dự án, Team lead
  • Học viên nên trang bị trước kiến thức cơ bản về lập trình và một nền tảng phát triển ứng dụng để tiếp thu tốt các kiến thức lý thuyết cũng như có khả năng vận dụng để làm bài tập thực hành. 

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

  • Giải thích khái niệm về yêu cầu phần mềm và các đặc điểm cần có của yêu cầu tốt
  • Giải thích ý nghĩa của việc xây dựng yêu cầu phần mềm
  • Giải thích thế nào là đặc tả và quy trình đặc tả yêu cầu
  • Giải thích được yêu cầu không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến dự án như thế nào
  • So sánh được các mô hình quy trình phần mềm phổ biến (Waterfall, Agile)
  • Trình bày được kỹ thuật 3W1H trong việc khơi gợi và làm rõ yêu cầu
  • Giải thích được các thách thức trong việc làm yêu cầu phần mềm
  • Xác định được các stakeholder
  • Giải thích được khơi gợi yêu cầu là gì
  • Sử dụng câu hỏi để khơi gợi yêu cầu và kỹ thuật phỏng vấn để làm việc với stakeholders
  • Trình bày được kỹ thuật storyboarding và scenarios
  • Vẽ được mockup và prototype
  • Giải thích được sử dụng lại yêu cầu là gì
  • Vận dụng được SAMOSAs để điều phối cuộc họp
  • Xác định được mục tiêu khi khơi gợi yêu cầu
  • Sử dụng usecase khi làm yêu cầu
  • Giải thích được các xung đột và giải quyết xung đột
  • Vẽ được usecase và context diagram
  • Làm việc nhóm trong giai đoạn phân tích và thương thảo
  • Trình bày được về các thành phần cần có trong tài liệu SRS
  • Vẽ được mô hình luồng dữ liệu (DFD), mô hình thực thể (ERD) và biểu đồ chuyển đổi trạng thái
  • Giải thích được về các chuẩn quy định hình vẽ
  • Viết được tài liệu SRS theo mẫu
  • Giải thích được rủi ro trong yêu cầu phần mềm
  • Trình bày được cách phân tích và phân loại rủi ro trong phần mềm
  • Trình bày được các cách đánh giá và xử lý rủi ro


TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP

Môn học sẽ có 5 phần, gồm 18 bài học. Mỗi bài sẽ có các đoạn video yêu cầu học viên phải xem kỹ, một hoặc vài bài đọc thêm phải đọc kỹ và trả lời quiz. Sau mỗi phần, học viên sẽ được yêu cầu làm các bài assignment có sự chấm điểm và đánh giá của Mentor

Trong thời gian học (dự kiến là 3 tuần), việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với Mentor để được giải đáp.


ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC

  • Việc nắm được các kiến thức và kỹ năng về việc khơi gợi và đặc tả yêu cầu phần mềm là yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng được phần mềm đúng với mong muốn của khách hàng và mang lại giá trị cho khách hàng cũng như dự án. 
  • Môn học này nhằm mục đích giới thiệu về yêu cầu phần mềm, các công việc cần làm để khơi gợi và đặc tả yêu cầu phần mềm cũng như các kỹ thuật có thể sử dụng. Đặc biệt trong khoá học cũng nhấn mạnh và hướng dẫn về việc điều phối các bên liên quan trong khi khơi gợi và đặc tả yêu cầu phần mềm.
  • Các bài tập thực hành được thiết kế dựa trên các kinh nghiệm thực tế của giảng viên.

CHUYÊN GIA THIẾT KẾ VÀ PHẢN BIỆN MÔN HỌC

THIẾT KẾ MÔN HỌC: Nguyễn Hồng Vân

  • Trình độ chuyên môn: Đại học Bách Khoa Hà Nội, chứng chỉ phân tích chuyên nghiệp quốc tế CBAP
  • Nghề nghiệp: Chuyên gia phân tích và đào tạo phân tích yêu cầu phần mềm
  • Nơi công tác: Công ty hệ thống thông tin FPT
  • Kinh nghiệm: Có 15 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm và đào tạo.
  • Facebook: https://www.facebook.com/van185

PHẢN BIỆN MÔN HỌC: Đặng Kim Thi.

  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân kỹ sư phần mềm
  • Nghề nghiệp: Giảng viên
  • Nơi công tác: FPT - APTECH
  • Kinh nghiệm: 10+ năm giảng dạy tại FPT - APTECH, thành thạo các công nghệ và ngôn ngữ: C, C#, Java, HTML, CSS, Javascript, Bootstrap, jQuery, PHP, Laravel, .NET framework, SQL, MySQL; 15+ tham gia vào các dự án phát triển phần mềm cho các thị trường trong và ngoài nước (thị trường chính là Nhật Bản)
  • Facebook: https://www.facebook.com/thidk

FUNIX WAY

Mục đích của các chương trình học theo FUNiX Way là người học tự tin và thành thạo trong môi trường số, có thể kiếm được thu nhập bằng nghề mà mình theo học hoặc sử dụng những gì đã học được để làm tốt hơn việc hiện tại, có động lực và khả năng nâng cao tay nghề, có thể làm thành viên dự án chuyên môn và tham gia cộng đồng nghề như một thành viên có trách nhiệm.


NGUỒN HỌC LIỆU

Với môn học Yêu cầu phần mềm này, chúng tôi tin tưởng giới thiệu với học viên tài nguyên MOOC chính của khóa học này là khóa học thuộc series Requirement Engineering: Secure Software Specification của Coursera, một trong những nguồn MOOC lớn nhất và uy tín nhất thế giới hiện nay. 

Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Requirement Engineering: Secure Software Specification của Coursera.


KÊNH PHẢN HỒI

FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn