Skip to main content

Triết học Mac-Lenin

Enrollment in this course is by invitation only

                                                               Triết học Mác - Lênin

Xin chào tất cả các bạn !

Triết học Mác - Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và V.I.Lênin phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người.

   Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp: triết học Mác-Lênin như Lê nin nhận xét: “Là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị” và “là một công cụ nhận thức vĩ đại”, triết học Mác-Lênin là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.

   Sinh viên nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Nguyên tắc khách quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn.

Chúc các bạn học tốt!


ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

✔  Đây là môn học tiên quyết đầu tiên của chương trình các môn Lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng dành cho những người có mong muốn lấy bằng Đại học


MỤC TIÊU MÔN HỌC

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau: 

  1. Trình bày được nguồn gốc của triết học
  2. Hiểu được triết học là gì và trình bày được các đối tượng của triết học trong lịch sử
  3. Hiểu được triết học với vai trò là hạt nhân lý luận của thế giới quan
  4. Trình bày được nội dung vấn đề cơ bản của triết học và phân biệt được chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
  5. Phân biệt được thuyết khả tri và bất khả tri
  6. Hiểu được thế nào là biện chứng và thế nào là siêu hình và trình bày được các hình thức cơ bản của phép biện chứng trong lịch sử
  7. Trình bày được các nguồn gốc cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin
  8. Hiểu được khái niệm triết học Mác – Lênin và trình bày được đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin
  9. Hiểu được vai trò của triết học Mác – Lênin với đời sống xã hội và sự nghiệp đổi mới của Việt Nam hiện nay
  10. Hiểu được "Vật Chất" với tư cách là phạm trù triết học khác với "vật chất" trong các khoa học khác
  11. Hiểu được vấn đề về phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
  12. Trên cơ sở nhận thức được tính thống nhất vật chất của thế giới xác lập thế giới quan duy vật trong thực tiễn
  13. Hiểu được thế nào là ý thức,  nguồn gốc và bản chất của ý thức
  14. Phân tích và vận dụng được mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn
  15. Hiểu được thế nào là phép biện chứng duy vật
  16. Hiểu được 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật  và vận dụng được hai nguyên lý cơ bản trong thực tiễn
  17. Phân biệt được các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
  18. Hiểu được ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận
  19. Vận dụng được 3 quy luật giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống
  20. Hiểu được các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
  21. Hiểu được nguồn gốc, bản chất của nhận thức
  22. Hiểu được khái niệm về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
  23. Hiểu được vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
  24. Phân tích được quy luật cơ bản của sự phát triển các phương thức sản xuất của xã hội
  25. Phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
  26. Hiểu được quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển hình thái kinh tế xã hội
  27. Hiểu được khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp
  28. Hiểu được dân tộc và các hình thức cộng đồng trước khi hình thành dân tộc
  29. Phân tích được mối quan hệ giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại
  30. Hiểu được nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của nhà nước
  31. Hiểu được nguồn gốc, bản chất và phương pháp của cách mạng xã hội
  32. Phân tích được vấn đề cách mạng xã hội hiện nay trên thế giới
  33. Hiểu được vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động và phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng
  34. Hiểu khái niệm về tồn tại xã hội, và ý thức xã hội
  35. Phân tích và vận dụng được mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào thực tiễn
  36. Hiểu được khái niệm bản chất của con người và phân tích được hiện tượng tha hóa con người
  37. Hiểu được vấn đề giải phóng con người
  38. Lý giải được vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
  39. Phân tích được vấn đề con người trong cách mạng Việt Nam

THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC

Tên môn học:   Triết học Mác - Lênin

Mã môn học:    MLN111x_01-A_VN

Số tín chỉ:         3

Thời gian học:  6 tuần


TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP

Học phần Triết học Mác – Lênin bao gồm 3 phần:

Phần 1: Trình bày khái quát về nguồn gốc, bản chất của triết học; sự hình thành, phát triển của triết học Mác – Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội.

Phần 2: Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất, ý thức; các nguyên lý, các quy luật, các cặp phạm trù; lý luận nhận thức.

Phần 3: Trình bày quan điểm duy vật lịch sử về sự tồn tại, vận động, phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội, giai cấp, dân tộc, nhà nước, cách mạng xã hội, ý thức xã hội và triết học về con người.

Trong thời gian học (dự kiến là 6 tuần), việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với mentor để được giải đáp.


ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC

Môn học này trang bị cho sinh viên một cách tương đối có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác - Lê nin.

Từ đó, người học bước đầu biết vận dụng các nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lê nin vào nghiên cứu các khoa học cụ thể, cũng như phân tích những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.


NGÔN NGỮ: Tiếng Việt

CHUYÊN GIA THIẾT KẾ MÔN HỌC

Nguyễn Nghị Thanh

  • Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Giáo Dục Học, Tiến sỹ Triết Học
  • Nghề nghiệp: Giảng viên
  • Nơi công tác: Khoa Khoa Học Chính Trị - Đại học Nội Vụ Hà Nội
  • 9 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Triết học và Khoa học xã hội, Đại học FPT
  • 5 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài bằng Tiếng Anh
  • Xuất bản 9 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo về Triết học, Tài chính công, kinh tế lượng...

Phạm Ngọc Anh

  • Trình độ chuyên môn:  Thạc Sỹ Triết Học
  • Nghề nghiệp: Giảng Viên
  • Nơi công tác: Đại Học FPT
  • Kinh nghiệm: 7 năm giảng dạy bộ môn Triết học

CHUYÊN GIA PHẢN BIỆN MÔN HỌC

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

  • Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Triết học
  • Nghề nghiệp: Giảng viên
  • Nơi công tác: Khoa Lý Luận Chính Trị - Trường Đại học Xây Dựng
  • Kinh nghiệm: 16 năm giảng dạy bộ môn Triết học

    FUNIX WAY

    Mục đích của các chương trình học theo FUNiX Way là người học tự tin và thành thạo trong môi trường số, có thể kiếm được thu nhập bằng nghề mà mình theo học hoặc sử dụng những gì đã học được để làm tốt hơn việc hiện tại, có động lực và khả năng nâng cao tay nghề, có thể làm thành viên dự án chuyên môn và tham gia cộng đồng nghề như một thành viên có trách nhiệm.


    NGUỒN HỌC LIỆU

    Với môn học Triết học Mác - Lênin này, chúng tôi tin tưởng giới thiệu với học viên tài nguyên MOOC chính của khóa học này là Bộ video bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Giáo Trình học phần Triết học Mác-Lenin do Bộ Giáo Dục và Đào tạo cung cấp.

    Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn.


    KÊNH PHẢN HỒI

    FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn.